Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mầm non
Di truyền
Yếu tố di truyền là những thuộc tính sinh học của cha mẹ được ghi lại trong hệ thống gen truyền cho con cái. Di truyền đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển tâm lý, đảm bảo đáp ứng đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Phương pháp giáo dục
Giáo dục là toàn bộ quá trình tác động đến trẻ để hình thành tư duy, đạo đức, hành vi đúng đắn với sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư duy ở trẻ mẫu giáo.
- Trước tiên, giáo dục cung cấp những nội dung mà yếu tố bẩm sinh - di truyền không hình thành có sẵn ở trẻ, thậm chí bù đắp những thiếu hụt mà yếu tố bẩm sinh - di truyền không bình thường gây nên.
- Thứ hai, giáo dục giúp phát huy tối đa các yếu tố khác nhau để hình thành tư duy, uốn nắn những phẩm chất tự phát của môi trường tạo ra theo chiều hướng tích cực.
Tính tích cực hoạt động của trẻ
Hoạt động chính là phương thức tạo nên quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và thế giới khách quan. Ở giai đoạn mầm non, thông qua hành động sử dụng đồ vật, trẻ khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. Chính vì vậy, tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề trẻ có tích cực tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú của cuộc sống hay không.
Các phương pháp phát triển tư duy của trẻ mầm non
1. Đối với nhà trường
Xây dựng nội dung chương trình học phù hợp
Để sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo đạt một cách hiệu quả, trường mầm non cần xây dựng nội dung các bài học nhỏ thống nhất với chủ đề lớn, tạo cho trẻ cái nhìn cảm quan bằng hình ảnh, bằng chính sở thích và trình độ phát triển theo lứa tuổi.
Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức hoạt động theo thời gian biểu của trường và các nội dung hoạt động được lựa chọn linh hoạt. Các hoạt động được tổ chức ngoài trời, trong nhà, trên sân khấu, khi dã ngoại dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy sáng tạo và năng động.
Làm các bài tập tư duy cho logic cho trẻ mầm non
Vừa học vừa chơi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Những bài tập thúc đẩy sự phát triển tư duy cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động, sáng tạo và logic. Có thể kể tên một số bài tập như: đoán hình, ghi nhớ nhanh, tìm hình vẽ, phát hiện sự thay đổi, …
2. Phương pháp giáo dục gia đình
Cha mẹ cần chú trọng phát triển tư duy cho con
Từ 1-6 tuổi, cha mẹ cần cho trẻ biết những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh, nhận biết về những người thân trong gia đình. Đừng vì cảm thấy phiền mà phớt lờ những câu hỏi của con, hãy từ tốn giải thích cặn kẽ và đầy đủ để trẻ được tiếp nhận những kiến thức đúng đắn. Cha mẹ có thể cho trẻ xem video, clip, sử dụng các dụng cụ đa dạng, sinh động để kích thích não bộ của trẻ.
Khuyến khích trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh
Trong thực tế, đứa trẻ bình thường nào cũng thích khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cha mẹ cần vạch ra mục đích tìm hiểu rõ ràng để trẻ em có thể tập trung sự chú ý, hiệu quả quan sát, khám phá sẽ càng cao. Bên cạnh đó, cần kích thích lòng mong muốn hiểu biết và bồi dưỡng hứng thú tìm tòi thế giới xung quanh của trẻ.
Xây dựng não bộ khỏe mạnh
Ngay từ giai đoạn này, cha mẹ phải luôn định hướng con học theo chiều hướng tích cực, xây dựng một não bộ khỏe mạnh, lựa chọn hướng đi đúng đắn trong việc phát triển tư duy cho con em mình. Thông qua giáo dục gia đình và việc lựa chọn kỹ nguồn dinh dưỡng có chứa hàm lượng cao DHA, ARA, cha mẹ có thể giúp sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo hoàn thiện não bộ hơn nữa.